
( Nhân kỷ niệm 20-10 kính tặng những nguời Mẹ Việt Nam)
HOÀNG HỮU QUYẾT
Từng tấm từng tấm ảnh... đã xuống màu theo năm tháng. Tác giả của nó là một cụ bà hơn 80 năm cầm máy bà đã để lại cho đời hàng nghìn bức ảnh về đủ thể loại trong đó có rất nhiều ảnh tư liệu quý giá ghi lại những thời khắc lịch sử của cuộc giải phóng dân tộc trên vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Có lẽ bà là người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh ở xứ ta...
Bà Nguyễn Thị Phụng (sinh ngày 1-5-1915 tại Quảng Nam thường được gọi là bà Phụng Ký) 9 tuổi theo cha học nghề chụp ảnh 20 tuổi bà lập gia đình với một người đồng nghiệp 25 tuổi bà và chồng ra ở riêng và mở một tiệm ảnh trên đường Đồng Khánh (nay là đường Nguyễn Thái Học Đà Nẵng). 30 tuổi sau Cách mạng tháng 8-1945 thành công bà theo gia đình về Tam Kỳ (Quảng Nam). Tại Đại hội - Hội Liên hiệp Quảng Nam - Đà Nẵng bà được bầu giữ chức vụ Hội phó. Sau đó bà quay về Đà Nẵng tiếp tục hoạt động cơ sở cách mạng. Chiến dịch mùa Xuân Mậu Thân 1968 bà bị địch bắt lần đầu tiên sau một thời gian không khai thác được gì chúng đành thả bà ra tù. Đến 1970 chúng lại bắt lại bà và đưa vào Thủ Đức TP HCM kêu án 2 năm. Sau khi ở tù về mặt dù địch vẫn quản thúc tại gia nhưng bà vẫn tìm cách lẻn vào mật khu ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) để báo cáo tình hình về Đà Nẵng cho cấp trên. Những ngày cuối tháng 3-1975 khi cả Đà Nẵng chộn rộn tin quân Giải phóng sắp sửa tiến vào Đà Nẵng. Trên đường phố Đà Nẵng xuất hiện một người mặt áo bà ba đen quần đen với chiếc máy ảnh trên tay "lội" bộ từ những con phố này qua ngã tư khác với một người con trai. Đó chính là bà Nguyễn Thị Phụng. Nhờ vậy mà bà đã kịp ghi lại hình ảnh thành phố Đà Nẵng lúc giao thời quân Giải phóng kéo vào với các hình ảnh sinh động làm sao! Khoảnh khắc giữa bị trị và tự do: cảnh đám đông tụ tập chờ tin quân Giải phóng đến; cảnh quân Ngụy bỏ chạy vất hết quần áo giày và quân trang quân dụng ngay giữa đường phố; cảnh quân đội Sài Gòn chỉ mặc quần đùi áo may ô không giày dép chạy toán loạn giữa đường phố Đà Nẵng. Chính những thời khắc ấy bà đã ghi vào ống kính nhiều hình ảnh tư liệu mà bất cứ phóng viên nào cũng mơ ước như: xe tăng tiến vào thành phố chiến lợi phẩm từ quân địch tháo chạy và ra hàng... Đặc biệt trong ngày đáng nhớ này với sự hướng dẫn của bà người con trai bà đã ghi lại cho bà một số hình ảnh bà đứng với các lãnh đạo ở khu về.
Riêng thế hệ những người cầm máy sau năm 1975 như chúng tôi luôn cầu mong bà vẫn sống vui sống khỏe với gia đình con cháu... Bởi lẽ chúng rôi còn phải học hỏi ở bà rất nhiều điều trong đó quan trọng nhất vẫn là đức tính nhẫn nại đức hy sinh và lòng nhân hậu.
Rời nhà bà khi bước xuống cầu thang tôi vừa ngạc nhiên vừa trân trọng thán phục không biết điều gì đã giúp người con gái đất Quảng ấy có một nghị lực phi thường bỏ qua mọi cám dỗ vật chất ở chốn thị thành vượt lên trên mọi mất mát đau thương để dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng ngay giữa lòng địch. Để rồi chép sử... bằng ống kính của mình.
*Đã đăng trên Báo Gia đình & Xã hội.
*Giadinh.net